Chi tiết liên hệ
Hồ sơ chuyên gia
Trong nhiều trường hợp, nhân viên tín dụng đóng vai trò như là nhân viên kinh doanh. Ví dụ nhân viên tín dụng thương mại liên lạc với công ty để xác định nhu cầu vay vốn. Nếu công ty đang tìm kiếm nguồn tiền, nhân viên tín dụng sẽ cố gắng để thuyết phục công ty vay vốn từ ngân hàng của mình. Tương tự như vậy, nhân viên tín dụng thế chấp phát triển mối quan hệ với đại diện thương mại hoặc bất động sản dân dụng để khi có một cá nhân hoặc công ty bán tài sản, đại diện thương mại có thể đề xuất liên lạc với mình vay vốn.
Một khi có được cuộc hẹn đầu tiên, nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng quy trình vay vốn. Quy trình này bắt đầu bằng một cuộc hẹn gặp hoặc cuộc gọi với khách hàng tiềm năng. Trong suốt thời gian này, nhân viên tín dụng thu thập các thông tin cơ bản về mục đích vay vốn, giải thích sự khác nhau của các khoản vay và điều khoản áp dụng dành cho người đăng ký vay vốn.
Nhân viên tín dụng trả lời các câu hỏi về quy trình và đôi lúc giúp khách hàng biết cách điền thư xin vay vốn. Sau khi khách hàng hoàn thành thư xin vay vốn, nhân viên tín dụng bắt đầu quy trình phân tích và phân loại thông tin dựa trên thư xin vay vốn để xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Thường thì nhân viên tín dụng có thể tìm kiếm thông tin về mức độ tin tưởng của khách hàng qua hồ sơ tín dụng với sự trợ giúp của máy tính và có được số điểm “tin cậy”. Số điểm này đại diện cho khả năng trả nợ của cá nhân hoặc tổ chức vì được lập trình và đánh giá bởi một phần mềm vi tính.
Trong trường hợp không có sẵn hồ sơ tín dụng hoặc điều kiện tài chính có vấn đề, nhân viên tín dụng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm thông tin hoặc trong trường hợp tín dụng thương mại là bản sao chứng từ tài chính của công ty. Với những thông tin này, nhân viên tín dụng – người chuyên thẩm định khả năng trả nợ - thường gọi là nhân viên thẩm định có thể thực hiện các phân tích tài chính và đánh giá các rủi ro khác. Nhân viên tín dụng sẽ cung cấp thông tin và viết đề xuất của họ trong hồ sơ vay vốn để phân tích liệu khoản vay tiềm năng này có đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng hay không. Nhân viên tín dụng sau khi bàn bạc với trưởng phòng tín dụng sẽ quyết định có chấp nhận cho vay hay không. Nếu khoản vay được chấp nhận, họ sẽ sắp xếp thời gian trả nợ với khách hàng. Khoản vay được chấp thuận hay không tuỳ thuộc vào khách hàng có khoản ký quỹ (tài sản được thế chấp để đảm bảo khách hàng sẽ thanh toán khoản nợ). Ví dụ, khi vay tiền để chi trả học phí, ngân hàng có thể yêu cầu người mượn thế chấp nhà của họ. Nếu người vay không đủ khả năng trả nợ, ngôi nhà sẽ bị ngân hàng tịch thu theo quyết định của toà án và bán đi để lấy lại số tiền.
Một số nhân viên tín dụng làm nhân viên thu hồi nợ, liên hệ với người có khoản nợ quá hạn để giúp họ tìm cách trả nợ, tránh tình trạng vỡ nợ. Nếu kế hoạch trả nợ không thành công, nhân viên thu hồi nợ sẽ đề xuất việc bán tài sản thế chấp trong đó người cho vay tịch thu tài sản thế chấp: nhà cửa, xe hơi để thanh toán khoản vay.
Sự hướng dẫn tận tình của giảng viên
Điều kiện làm việc
Nhân viên tín dụng thường phải đi công tác. Ví dụ như nhân viên tín dụng thương mại hoặc thế chấp thường xuyên làm việc ngoài văn phòng và chủ yếu trên máy tính, điện thoại di động và giấy tờ để giữ liên lạc với khách hàng hoặc văn phòng của ngân hàng. Nhân viên tín dụng thế chấp thường làm việc bên ngoài hoặc trong xe hơi, đến văn phòng hoặc nhà của khách hàng trong khi hoàn thành đơn xin vay vốn. Nhân viên tín dụng thương mại thỉnh thoảng công tác đến thành phố khác để chuẩn bị cho các hợp đồng vay vốn phức tạp hơn. Tuy nhiên, nhân viên tín dụng tiêu dùng hoặc tư vấn vay vốn lại thường ở văn phòng hơn. Họ thường làm việc 40 giờ 1 tuần nhưng tuỳ thuộc vào công việc, số lượng khách hàng hoặc nhu cầu vay vốn mà thời gian có thể nhiều hơn. Nhân viên tín dụng thế chấp đặc biệt có thể làm việc nhiều giờ hơn bởi vì họ được thoải mái lựa chọn bao nhiêu khách hàng mà họ muốn.
Nhân viên tín dụng đặc biệt bận rộn khi lãi suất vay thấp, 1 điều kiện thúc đẩy khách hàng vay vốn.
Nhân viên tín dụng có năng lực có thể thăng tiến đến một chi nhánh lớn hơn của ngân hàng hoặc ở vị trí quản lý. Trong khi đó, những người kém tài năng hơn và ít sự chuẩn bị về mặt kiến thức hoặc bằng cấp có thể được thuyên chuyển đến các chi nhánh nhỏ hơn và rất khó thăng tiến nếu không qua đào tạo để tự nâng cao kỹ năng của mình. Thăng tiến đối với vị trí nhân viên tín dụng thường là giám sát các nhân viên khác và đội ngũ văn phòng.
Sản phẩm tư vấn
- Người nào muốn trở thành nhân viên tín dụng phải có khả năng giao tiếp tốt. Bằng khả năng này, họ sẽ xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt với nhiều khách hàng tiềm năng để nâng cao cơ hội kí các hợp đồng cho vay. Đối với quan hệ công chúng, nhân viên tín dụng phải sẵn sàng tham gia các sự kiện cộng đồng như là 1 đại diện của ngân hàng.
- Nhân viên tín dụng là người năng động, có tính tự chủ cao. Họ là những người phải đi làm việc bên ngoài văn phòng khá nhiều, tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng nên họ phải luôn tự giải quyết các vấn đề mà bản thân và khách hàng mắc phải.
- Bạn phải là người cẩn thận. Đây là công việc liên quan đến tiền. Bởi vậy, chỉ cầ sai lệch một con số, một dấu chấm, phẩy cũng có thể đem lại phiền toái đến cho bạn, ví như bị đuổi việc hoặc phải đền bù thiệt hại.
- Sử dụng ngoại ngữ và máy tính thành thạo. Đây là hai điều kiện quan trọng cho một mức lương hấp dẫn và khả năng thăng tiến cao trong công việc nhân viên tài chính.
Trang bị cho sinh viên khả năng phân tích tài chính, phân tích đầu tư, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh chứng khoán, điều hành công tác tài chính ngân hàng. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp, định chế tài chính và ngân hàng trong nước và quốc tế với vai trò của một chuyên viên tài chính.
Yêu cầu với nhân viên tín dụng
Hầu hết các bạn mới ra trường đều có chung tâm trạng băn khoăn và hồi hộp. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi bạn có rất nhiều lợi thế để tìm được một công việc trong ngành ngân hàng:
- Điểm tốt nghiệp cao và xếp loại khá, đúng chuyên ngành ngân hàng – tài chính
- Ngoại hình dễ nhìn, dễ tạo thiện cảm
- Ngoại ngữ: tiếng Anh tốt (TOEIC 635 điểm)
Riêng bạn, bạn rất quan tâm đến vị trí nhân viên tín dụng và tôi nghĩ bạn nên tìm hiểu kỹ công việc của một nhân viên tín dụng ở ngân hàng là gì.
Người làm tín dụng (thực hiện trực tiếp nghiệp vụ tín dụng) là cầu nối giữa ngân hàng (tổ chức có vốn) và khách hàng (cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu vốn).
Thông tin chuyên gia
Công ty: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Chi nhánh: Maritime Bank Láng Hạ
Ngày đăng ký: 16/01/2017
Gửi yêu cầu tư vấn
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm: 2 năm
Tổ chức: Shinhan Finance
Tỉnh/Thành phố: Hà Nội
Tư vấn: Vay tín chấp
829 lượt xem
Kinh nghiệm: 2 năm
Tổ chức: VPBank
Tỉnh/Thành phố: Hà Nội
Tư vấn: Vay tín chấp
20.464 lượt xem
Kinh nghiệm: 2 năm
Tổ chức: VPBank
Tỉnh/Thành phố: Hà Nội
Tư vấn: Vay tín chấp
669 lượt xem
Kinh nghiệm: 5 năm
Tổ chức: Standard Chartered
Tỉnh/Thành phố: Hà Nội
Tư vấn: Vay tín chấp
1.441 lượt xem
Kinh nghiệm: 2 năm
Tổ chức: ANZ
Tỉnh/Thành phố: Hà Nội
Tư vấn: Vay tín chấp
1.990 lượt xem
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất