avatart

khach

icon

Cùng nhìn lại giá vàng các năm từ 2000 đến 2024

Tiền tệ

- 22/11/2024

0

Tiền tệ

22/11/2024

0

Vàng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, trong suốt 20 năm qua, thị trường kinh doanh vàng bạc tại Việt Nam có nhiều biến động, tác động không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Trong bài viết này, hãy cùng nhìn lại giá vàng các năm từ 2000 đến nay.

Mục lục [Ẩn]

Từ xa xưa, vàng đã trở thành một trong những kim loại vô cùng có giá trị, thậm chí từng trở thành đơn vị tiền tệ trong lịch sử. Tại Việt Nam, các giao dịch liên quan đến vàng đã diễn ra từ sớm, ngay từ thời phong kiến đến Pháp thuộc và giai đoạn sau này.

Sau năm 1975, các hoạt động liên quan đến vàng dù là trang sức hay vàng miếng cũng đều bị hạn chế, Nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp mạnh tay để kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng bạc.

Chỉ sau năm 1986, khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam mới chính thức cho phép thành lập các cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý tư nhân, mở ra hướng đi mới cho ngành kinh doanh vàng bạc tại nước ta. Thị trường vàng có sự cạnh tranh và ngày càng trở nên sôi động. Cùng nhìn lại giá vàng qua các năm tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay.

Giá vàng các tháng đầu năm 2024

Chỉ số giá vàng trong nước 4 tháng đầu năm 2024 tăng 28,62% so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 4/2023 giá vàng tăng 6,95% so với tháng 3.

Tại ngày 31/07/2024, giá vàng trong nước đang niêm yết như sau:

  • Giá vàng SJC: Tại khu vực Hà Nội giá vàng ở mức 77.000.000 - 79.000.000 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra);
  • Giá vàng DOJI: Tại khu vực Hà Nội giao dịch ở mức 77.000.000 - 79.000.000 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra);
  • Giá vàng PNJ: Tại khu vực Hà Nội giao dịch ở mức 77.000.000 - 79.000.000 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra);

Theo chiều chuyên gia nhận định, giá vàng sắp tới có thể vượt hoặc tăng cao hơn so với mức kỷ lục so với thời điểm cuối năm 2023. Các nhà phân tích đưa ra dự đoán giá vàng sẽ chạm mức 2.500 USD vào thời điểm cuối năm 2024, cao hơn 26% so với các mức giá gần đây.

Dự đoán của tôi là giá vàng sẽ đạt 2.500 USD/ounce vào cuối năm 2024, trong bối cảnh nhiều động lực thúc đẩy suy thoái sẽ bắt đầu vào cuối năm nay và mạnh mẽ hơn trong năm 2024. Năm 2024 sẽ là năm bùng nổ của vàng với các kỷ lục giá mới và hơn nữa”, nhà sáng lập David Neuhauser của Công ty đầu tư Livermore Partners cho biết.

Ngân hàng UOB cũng đưa ra dự báo giá vàng sẽ lập mức kỷ lục mới, tuy nhiên phải đến nửa cuối năm 2024.

Giá vàng trong các tháng cuối năm 2024

Những tháng cuối năm 2024, giá vàng thế giới cũng như giá vàng trong nước tăng "thần tốc"

Đối với giá vàng trong nước, cập nhật mới nhất cho thấy, mở phiên giao dịch vào sáng ngày hôm nay 22/11, giá vàng tiếp tục được điều chỉnh. Hiện tại, giá vàng miếng trong nước đang niêm yết như sau:

  • Giá vàng SJC: Tại khu vực Hà Nội giá vàng ở mức 84.700.000 - 86.700.000 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra);
  • Giá vàng DOJI: Tại khu vực Hà Nội giao dịch ở mức 84.500.000 -86.500.000 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra);
  • Giá vàng PNJ: Tại khu vực Hà Nội giao dịch ở mức 85.000.000 - 86.000.000 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra);

Giá vàng thế giới đảo chiều tăng với vàng giao ngay tăng 19 USD lên 2.668 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.672,5 USD/ounce, tăng 23,5 USD so với rạng sáng qua.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng giá vàng Kim Chung Thanh Hóa hôm nay

Giá vàng năm trong năm 2022

Thống kê cho thấy, thị trường vàng trong tháng 9/2022 giảm 0,9% so với tháng trước. Tuy nhiên, bình quân 8 tháng đầu năm 2022, giá vàng vẫn tăng 6,5%.

Nhưng theo đánh giá, việc nắm giữ vàng miếng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi chênh lệch giá mua vào - bán ra cao và giá trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 15 - 16 triệu đồng/lượng.

Đánh giá về giá vàng trong nước, theo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Theo đó, tính đến cuối tháng 9/2022, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.787,59 USD/ounce, tăng 3,2% so với tháng 8/2022.

Trong khi đó, trong nước, chỉ số giá vàng tháng 9/2022 giảm 0,9% so với tháng trước tuy nhiên vẫn tăng 5,87% so với cùng kỳ năm 2021. Bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 6,5%.

Biểu đồ giá vàng Việt Nam nửa cuối năm 2022

Biểu đồ giá vàng Việt Nam nửa cuối năm 2022

Giá vàng 2011 đến 2024

Dưới đây là bảng giá vàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay:

Đơn vị: VND/lượng

Thời gian

Giá mua

Giá bán

31/12/2010

36.000.000

36.100.000

31/12/2011

42.380.000

42.680.000

31/12/2012

46.230.000

46.370.000

31/12/2013

34.700.000

34.780.000

31/12/2014

34.900.000

35.150.000

31/12/2015

32.200.000

32.720.000

31/12/2016

36.100.000

36.300.000

31/12/2017

36.570.000

36.650.000

31/12/2018

36.330.000

36.550.000

31/12/2019

42.250.000

42.750.000

31/12/2020

55.500.000

56.050.000

31/12/2021

60.950.000

61.650.000

06/06/2022

68.650.000

69.550.000

23/12/2023

75.700.000

76.900.000

20/05/2024

88.800.000

90.800.000

22/11/2024

84.700.000

86.700.000

Bảng giá được tổng hợp theo số liệu tại SJC và một số kênh báo chí

Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, giá vàng trong nước có nhiều biến động, tuy có thời điểm giảm (từ năm 2013 đến năm 2018) nhưng về cơ bản xu hướng chung vẫn là tăng giá, cụ thể như sau:

Giá vàng 2011 

Giá vàng năm 2011 có xu hướng tăng từ tháng 2 khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nâng tỷ giá lên 9,3%, giá vàng mua vào là 35,92 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 36 triệu đồng, tăng khoảng 500.000 đồng/lượng so với hồi tháng 1.

Giá vàng tiếp tục leo dốc và vượt ngưỡng 40 triệu đồng/lượng vào tháng 8, lúc cao nhất tăng đến 48,9 triệu đồng/lượng. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 8, giá vàng giảm theo biên độ nhỏ xuống còn 42,38 triệu (giá mua vào) - 42,68 triệu (giá bán ra) trong phiên giao dịch cuối cùng của năm.

So với 2010, giá vàng tăng trung bình ở mức 39%, đây được xem là thời điểm đánh dấu giá vàng lập đỉnh lần đầu tiên.

Giá vàng trong nước từ 2010 đến 2020

Giá vàng trong nước từ 2010 đến 2020

Giá vàng 2012

Những ngày đầu năm 2012 đánh dấu sự tăng giá trở lại của vàng, tính đến cuối tháng 1 đã tăng lên đến 45,8 triệu đồng/lượng. Giá vàng tăng và giữ ở quanh mức đó và chững lại ở khoảng giữa năm với mức giá 41 triệu đồng/lượng. Năm 2012, giá vàng SJC dao động trong khoảng 46,3 triệu đồng/lượng. 

So với năm 2011 thì mức tăng giá vàng bình quân là 7,83%, tuy vẫn còn cao nhưng về cơ bản đã có dấu hiệu ổn định hơn do các chính sách được ban hành bởi Nhà nước để kiềm chế lạm phát.

2012 cũng là năm mà vàng SJC được chọn làm thương hiệu vàng miếng của Nhà nước, từ đây chứng kiến sự chênh lệch về giá giữa SJC và các thương hiệu vàng trong nước.

Đọc thêm: Giá vàng Duy Hiển hôm nay

Giá vàng 2013

2013 được đánh giá là thời kỳ lao dốc của giá vàng sau “cơn sốt” vào năm 2011 và 2012. 3 tháng đầu năm vẫn là thời kỳ giá vàng SJC ở mức 43 đến gần 47 triệu, đây cũng là thời điểm giá vàng cao nhất trong năm 2013.

Từ nửa cuối tháng 5 chứng kiến sự tụt dốc nghiêm trọng của giá vàng, đỉnh điểm là vào ngày 28/6, giá vàng chạm đáy 35 triệu đồng/lượng, rớt đến 6 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Các tháng từ tháng 7 đến tháng 10, giá vàng nằm quanh mức từ 37 đến 39 triệu đồng/lượng. Sau đó giá vàng tiếp tục giảm mạnh trong hai tháng cuối, đến phiên giao dịch ngày 31/12 đạt 36 triệu đồng/lượng (theo giá tại SJC).

Năm 2013 đã chứng kiến giá vàng giảm 26%, tương đương với 12 triệu đồng/lượng trong vòng 1 năm. 

Đọc thêm: Giá vàng các tỉnh thành trên cả nước mới nhất hôm nay

Giá vàng giai đoạn 2014 - 2015

Giai đoạn 2014 - 2015 là thời điểm giá vàng có xu hướng chậm lại, tuy một vài thời điểm mức giá có tăng lên nhưng nhìn chung không quá nhiều.

Xu hướng vàng trong nước cùng chiều với giá vàng thế giới khi mà vào phiên giao dịch cuối cùng của năm 2014, giá vàng thế giới đã giảm 26 USD/ounce so với đầu năm, chỉ còn đạt 1.187 USD/ounce. 

Giá vàng 2016

Không có quá nhiều biến động lớn so với trước đó, các chuyên gia đánh giá thị trường vàng 2016 là một bức tranh u ám, tuy nhiên đây cũng là thời điểm mà giá vàng không còn tụt dốc nữa, kết thúc tình trạng giảm giá 3 năm liên tiếp trước đó.

Năm 2016 cũng được xem là có nhiều điểm đáng chú ý khi giá vàng SJC trong nước có hai lần thấp hơn so với vàng thế giới, lần đầu là vào ngày 10/3 (thấp hơn 130.000 đồng/lượng) và lần thứ 2 là vào ngày 30/6 (thấp hơn đến 290.000 đồng/lượng).

Đây đều là những lần hiếm hoi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới trong thời gian 10 năm trở lại.

Sự tăng giá của đồng USD và các yếu tố trong thị trường tài chính đã khiến cho giá vàng thế giới giảm mạnh, tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước.

Giá vàng giai đoạn 2017 - 2018

Giai đoạn từ 2017 đến 2018, giá vàng trong nước nói riêng và thế giới nói chung ổn định và biến động chậm rãi.

Trong năm 2017, giá vàng tăng nhẹ vào đầu năm ở mức 36,1 triệu đồng/lượng và kết thúc năm ở mức 36,44 triệu đồng/lượng, cũng có thời điểm giá vàng đạt đỉnh đến 37,5 triệu đồng (ngày 9/9).

Sang đến năm 2018 thì giá vàng có dấu hiệu giảm ở cả trong nước và thế giới, đặc biệt là giá vàng thế giới đã chạm đáy vào cuối quý III. Ngược lại, giá vàng SJC có xu hướng ổn định hơn, tuy có giảm nhưng đến đầu tháng 12 có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại.

Giá vàng 2019

2019 là năm đánh dấu sự trở lại của giá vàng, giá vàng trong năm đã tăng 16% so với trước đó. Tại phiên giao dịch cuối cùng vào ngày 31/12 giá vàng đạt mức 42,75 triệu đồng/lượng, thời điểm cao nhất trong năm lên đến 43,03 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên thị trường vàng cũng chưa quá sôi động, các nhà đầu tư vẫn lo ngại trước nhiều nguy cơ rủi ro của thị trường nên việc đầu tư trở nên thận trọng hơn.

Biểu đồ giá vàng năm 2019

Biểu đồ giá vàng năm 2019

Giá vàng 2020 

Nếu 2019 là năm đánh dấu sự quay lại thì 2020 được coi là năm bùng nổ của thị trường vàng. Dưới tác động của dịch bệnh Covid 19 và ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, xã hội nền kinh tế toàn cầu như rơi vào một cuộc khủng hoảng, tiền tệ mất giá nghiêm trọng dẫn đến việc các nhà đầu tư và cả người dân tìm đến các kênh trú ẩn khác, trong đó vàng được xem là lựa chọn hàng đầu.

Giá vàng tăng nhanh và đạt đỉnh điểm vào ngày 9/8 khi lên đến 60,32 triệu đồng/lượng, đây được xem là mức kỷ lục cao nhất trong thị trường vàng tại Việt Nam tính đến thời điểm đó.

Sự chênh lệch giá vàng SJC và giá vàng thế giới cũng vô cùng cao khi giá mua chênh lệch 4 triệu đồng/lượng, giá bán ra chênh lệch đến 2 triệu đồng/lượng.

Tuy nửa cuối năm giá vàng rớt giá (thời điểm giảm mạnh lên đến gần 5 triệu đồng/lượng) nhưng về cơ bản giá vàng vẫn ở mức vô cùng cao.

Giá vàng 2021 

Trái ngược với 2020, năm 2021 là một năm mà giá vàng lên xuống vô cùng thất thường. Sau một tuần đầu năm, giá vàng lên cao đến 57,32 triệu đồng và cuối năm là hơn 61 triệu đồng/lượng, trung bình năm giá vàng giảm xuống khoảng 6 triệu đồng/lượng.

Chia sẻ về điều này trên báo VnEconomy, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng giá vàng Việt Nam có sự lên xuống thất thường như vậy là do đại dịch Covid-19, ảnh hưởng của tình hình lạm phát và chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn.

Bên cạnh đó giá vàng cũng chịu ảnh hưởng của đồng USD, khi mà trong năm vừa qua đồng USD đã tăng giá hơn 7% so với các đồng tiền dự trữ khác. Đặc biệt giá vàng trong nước và giá vàng thế giới hiện nay có sự chênh lệch vô cùng lớn (thời điểm cao nhất đã lên tới 12 triệu đồng/lượng).

Việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khiến cho giá vàng trong nước có nhiều biến động thất thường trong năm 2021.

Như vậy có thể thấy trong 10 năm qua, giá vàng trong nước có xu hướng tăng lên với 3 lần biến động mạnh mẽ:

  • Cơn sốt vàng giai đoạn năm 2011
  • Sự ảm đạm về bức tranh giá vàng giai đoạn 2012 - 2013
  • Cơn sốt vàng do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19

Nhìn chung, giá vàng qua các năm có xu hướng tăng lên và biến động cùng chiều với giá vàng thế giới.

Giá vàng giai đoạn từ năm 2000 đến 2010

  • Giai đoạn từ 2000 - 02/2003: Giá vàng có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là thời điểm tháng 2/2003 được xem là cao nhất trong 4 năm rưỡi trở lại trước đó, nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của chiến tranh ở Iraq
  • Giai đoạn từ tháng 12/2003 - tháng 01/2004: Giá vàng vượt qua ngưỡng 400 USD/ounce (tương đương 792.000 đồng/chỉ), đã tăng lên mức giá cao nhất kể từ thời điểm năm 1988 đến 2004, đến ngày 25/10/2004 ghi nhận giá vàng ở ngưỡng 814.000 đồng/chỉ
  • Tháng 11/2005: Giá vàng tiếp tục tăng lên 500 USD/ounce (tương đương 955.000 đồng/chỉ)
  • Tháng 4/2006: Giá vàng vượt ngưỡng 600 USD/ounce (tương đương 1.157.000 đồng/chỉ) và tiếp tục tăng lên 730 USD/ounce (tương đương 1.350.000 đồng/chỉ) chỉ sau 1 tháng
  • Tháng 06/2006: Giá vàng “quay đầu” giảm đến 26%, còn 543 USD/ounce (tương đương 1.047.000 đồng/chỉ)
  • Từ tháng 06/2006 - 11/2007: được xem là thời điểm thị trường vàng có nhiều biến động, giá vàng lại tiếp tục tăng lên 845,4 USD/ounce (tương đương 1.648.000 đồng/chỉ)
  • Năm 2008: Giá vàng xoay quanh mức 1.764.000 đồng/chỉ
  • Năm 2009: Giá vàng bình quân đạt ngưỡng 2.870.000 đồng/chỉ

Bài viết trên đã tổng hợp thông tin về giá vàng qua các năm. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nhìn được bức tranh toàn cảnh về giá vàng Việt Nam trong suốt 20 năm qua. Đừng quên tiếp tục cập nhật các thông tin về thị trường vàng trong nước và quốc tế.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

2,5 (42 lượt)

2,5 (42 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *