avatart

khach

icon

So sánh sản phẩm bảo hiểm ô tô BIC

1 sản phẩm bảo hiểm ô tô

Phí bảo hiểm vật chất cơ bản 1,55%

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM MỞ RỘNG

Sửa chữa tại garage tự chọn
Bảo hiểm mất cắp bộ phận
Bảo hiểm thủy kích
Chi phí thuê xe trong thời gian sửa chữa xe
Không khấu hao phụ tùng vật tư thay mới
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cho xe lưu hành tạm thời

Hiển thị thêm

Những điểm khác biệt của bảo hiểm ô tô BIC


Giới thiệu về Công ty bảo hiểm BIC

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV được thành lập và hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999 và chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới (BIC) kể từ ngày 01/01/2006.

BIC đang là 1 trong 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần bảo hiểm gốc và là một trong những công ty bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường.

BIC là công ty dẫn đầu thị trường về phát triển kênh Bancassurance và các kênh bảo hiểm trực tuyến (E-business). BIC cũng là công ty bảo hiểm đầu tiên có mạng lưới hoạt động phủ kín tại thị trường Đông Dương.

Các loại bảo hiểm ô tô BIC

Bảo hiểm vật chất xe

Bảo hiểm ô tô tự nguyện với phạm vi và quyền lợi bảo hiểm như sau:

Quyền lợi - Phạm vi bảo hiểm

  • Thiệt hại vật chất xe do thiên tai, tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong những trường hợp: Đâm va, lật đổ, chìm, rơi toàn bộ xe, bị các vật thể khác rơi vào; Hỏa hoạn/cháy, nổ; Giông bão lũ lụt, mất toàn bộ xe do trộm, cướp…
  • Những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh trong tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm nhằm: Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các nguyên nhân trên; Chi phí bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất; Chi phí giảm định để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất

Xem thêm: Bảo hiểm vật chất xe ô tô BIC - Bảo hiểm của mọi nhà

Bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc TNDS chủ xe

Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe ô tô

Là loại hình bảo hiểm ô tô mà chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải tham gia theo quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BTC.

Lợi ích: Giúp chủ xe, lái xe đền bù các thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách.

Bảo hiểm tự nguyện TNDS của chủ xe cơ giới

Là sản phẩm mà chủ xe có thể lựa chọn tham gia thêm ngoài sản phẩm bảo hiểm TNDS bắt buộc theo quy định hiện hành.

Mức trách nhiệm bảo hiểm:

- BIC bồi thường cho bên thứ 3

  • Bồi thường tối đa về người: 100.000.000 VND/người/vụ tai nạn
  •  Bồi thường tối đa về tài sản: 100.000.000 VND/vụ tai nạn

- Bồi thường cho hành khách

  • Bồi thường tối đa về người: 100.000.000 VND/người/vụ tai nạn

Bảo hiểm tai nạn phục xe và người ngồi trên xe

Phạm vi bảo hiểm: Người được bảo hiểm được chi trả quyền lợi trong trường hợp bị tai nạn khi đang ở trên xe, lên xuống xe trong quá trình xe tham gia giao thông.

Quyền lợi bảo hiểm: Từ 10.000.000 VND/người/Vụ - 50.000.000 VND/người/Vụ

Mức phí bảo hiểm ô tô BIC

Mức phí bảo hiểm xe ô tô BIC thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Công ty sẽ dựa trên các yếu tố khác nhau để tính toán độ rủi ro của bạn, từ đó sẽ quyết định rằng bạn sẽ chi bao nhiêu cho phí hợp đồng bảo hiểm ô tô ​BIC.

Một số yếu tố tác động đến mức phí thường gặp bao gồm: Nơi ở, loại xe mà bạn lái, thói quen lái xe của bạn, mức độ bảo hiểm đã mua, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân…

Mức phí bảo hiểm ô tô BIC

Điều kiện tham gia bảo hiểm ô tô BIC

  • Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
  • Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
  • Đáp ứng thêm các yêu cầu khác theo quy định của VNI trong từng thời kỳ.

Hướng dẫn bồi thường bảo hiểm ô tô BIC

Quy trình

  • Khi xảy ra tai nạn người được bảo hiểm phải thông báo ngay bằng ĐIỆN THOẠI cho Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV theo số (84-24) 22200282
  • Thông báo cho BIC bằng văn bản trong vòng 05 (năm) ngày kể từ ngày tai nạn (Theo mẫu Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường BM.02/HD-GDBT-03)
  • Sử dụng mọi biện pháp để cứu chữa người và đề phòng hạn chế tổn thất phát sinh
  • Không công nhận trách nhiệm, không đồng ý báo giá sửa chữa và không được thỏa thuận đền bù cho người khác khi chưa có sự đồng ý của BIC
  • Cần thống nhất với BIC trong việc đưa ra và áp dụng các biện pháp cứu hộ, khắc phục tổn thất

Xem thêm: Quy trình đền bù bảo hiểm ô tô người dùng không thể bỏ lỡ

Lưu ý:

  • Nếu chủ xe tham gia điều khoản bổ sung Gara tự chọn (SĐBS số 01) khách hàng có quyền lựa chọn Garage sửa chữa. Các trường hợp khác, khi tiến hành sửa chữa phải được sự đồng ý của BIC hoặc khách hàng có thể sẽ phải chấp nhận phần chi phí chênh lệch giữa Garage khách hàng lựa chọn và Garage do BIC chỉ định
  • Trường hợp xe được sửa chữa tại các Garage có ký thỏa thuận hợp tác với BIC, BIC sẽ tiến hành bảo lãnh xe theo số tiền thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm sau khi công tác sửa chữa hoàn thành và chủ xe hoàn thiện các thủ tục khiếu nại bồi thường và thanh toán số tiền chênh lệch (nếu có) ngoài số tiền BIC bảo lãnh cho Garage sửa chữa

Hồ sơ

  • Giấy chứng nhận bảo hiểm xe ôtô, đăng ký xe, sổ kiểm định ATKT&BVMT (Bản photo công chứng hoặc bản copy & xuất trình bản gốc để cán bộ BIC kiểm tra, đối chiếu)
  • Giấy phép lái xe của người điều khiển xe gây tai nạn (Bản copy & xuất trình bản gốc để cán bộ BIC kiểm tra, đối chiếu)
  • Bản sao CMND của người điều khiển xe gây tai nạn (nếu có phát sinh TNDS)
  • Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường của NĐBH theo Biểu mẫu số BM.02/HD-GDBT-03)
  • Bản sao bộ hồ sơ công an (nếu vụ tai nạn do cơ quan công an thụ lý): Sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường; Biên bản khám nghiệm các xe liên quan đến vụ tai nạn; Biên bản khám nghiệm tử thi/giám định pháp y (nếu có); Thỏa thuận hòa giải (nếu có); Biên bản giải quyết TNGT; Kết luận điều tra của cơ quan CSĐT, bản án/quyết định của tòa án (nếu có)… Hoặc đơn đề nghị xác nhận sự việc của lái xe gây tai nạn được cơ quan chức năng/chính quyền địa phương xác nhận (bản gốc)
  • Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của bên thứ ba (nếu có)
    Báo giá, hợp đồng và hóa đơn chứng từ liên quan đến việc cứu hộ, sửa chữa xe và các dịch vụ có liên quan khác
  • Các chứng từ liên quan đến thiệt hại về người: Chứng từ y tế và các chứng từ liên quan khác (nếu có khiếu nại bồi thường về người)
  • Các văn bản, giấy tờ liên quan khác (nếu được BIC yêu cầu).

Để được tư vấn MIỄN PHÍ về 15+ sản phẩm BẢO HIỂM Ô TÔ tốt nhất hiện nay, vui lòng để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm